Quyển 5 - Chương 5: Trụ Trì
Bách Trượng Hoài Hải biên soạn vào đời Đường tại Hồng Châu.
Tỳ Kheo Nghi Nhuận chứng nghĩa chùa Chân Tịch tại Hàng Châu.
Trụ Trì Diệu Vĩnh chùa Giới Châu duyệt lại tại Việt Thành vào đời Thanh.
Theo như Kê Cổ lược ghi: vào đời Tống, cư sĩ Hồng Khánh Thiện làm tiết độ sứ Giang Đông, đêm tá túc ở chùa Ngu Khâu tại Trì Châu được Tông thiền sư tiếp đón. Ban đêm đàm đạo, Hồng cư sĩ hỏi:
Cúng dường Trai phạn Chư Tăng nói ở Kinh nào?
Tông thiền sư đáp:
Trong Kinh 42 Chương dạy rằng: cúng dường trai phạn cho 100 người phàm không bằng cúng cho một người làm thiện; cúng 1.000 người thiện không bằng cúng cho một người vô trụ, vô tu, vô chứng. Qui định đó là người chân chánh giải thoát, có thể người ấy là phạn Tăng, công đức bằng chư Phật. Tiền bối biết đó là người nhiều công đức vậy.
Hồng cư sĩ hỏi:
- Ai làm được như thế?
Sư Tông đáp:
- Vả như gần đây nói Tần Thiếu Du châm biếm Đằng Châu làm văn đi điếu, có câu ai là nhà tu phạn Tăng áo vàng? Tô Đông Pha nghe Tần cáo phó cũng gởi 5 lạng đi đám, nghĩ Phạm Nguyên Trường là Tần phạn Tăng. Tới khi Tô Đông Pha lui về phương Bắc đến ở Lư Lăng, do bịnh không ra làm quan Thái học sinh, túng thiếu ở Đông Kinh. Huệ Lâm cúng trai phạn Tăng hoàng phái chọn ra ngôi vị Tô Đông Pha để hàng đầu.
Hồng cư sĩ hỏi:
- Cúng trai Tăng có căn cứ tiền không?
Sư Tông đáp:
- Chỗ công đâu chẳng thấy biết của tơ tóc, thí chẳng thanh tao; giết dê bày yến đãi khách quần thần cho ăn uống phủ phê. Lại còn lụa trắng, thúng mũng là do hậu ý. Bởi ăn uống chưa đủ kính trọng hết lòng mà còn tặng thêm nữa mới tỏ dạ ân cần.
Hồng nói:
- Nay nghe Thầy nói mới biết rõ nghĩa cúng dường phạn tăng, tôi mỗi năm tới chùa cúng phạn Tăng một lần vậy;
Và còn hỏi thêm rằng:
- Cúng phạn Tăng không cúng tiền là một việc khác, nghĩa như thế nào?
Đáp:
- Nhân quả chẳng hợp.
Xưa tại Hồ Nam thuộc Vân Cái sơn có Trí thiền sư, ban đêm ngồi thiền nơi thiền thất bổng nghe tiếng lốp bốp lửa bốc cháy sáng lòa, nên đích thân tới xem mới hay lửa phát cháy (giá) tòa sen, chuôi giá vắt ngang cửa, bèn thất kinh hỏi:
- Ngươi là ai?
Đáp rằng:
- Tôi là… trước kia ở núi này; không thích hợp, lấy tiền cúng chư tăng tạo nhà tăng, sái với tín tâm người cúng khiến không hợp nhân quả nên phải chịu khổ báo này; mong vì tôi đánh, trị tội khi tăng, lấy tiền đó thiết lễ cúng tăng mới có thể khỏi được khổ này!
Trí thiền sư lấy đó ghi tâm nói là sẽ lo liệu. Một đêm kia mộng thấy có người tới cảm tạ rằng: “Nhờ vào lực Thầy, tôi đã ra khỏi địa ngục sanh vào cõi nhân thiên. Ba đời nữa tôi lại được làm tăng, nay cửa chùa vẫn còn lưu vết cháy.”
Nhân vì lấy tiền cúng tăng làm Tăng xá mà tiền đó đúng ra để cho chư Tăng dùng; còn chịu quả báo khổ như thế. Ngày nay phần nhiều người lấy của thường trụ làm của riêng, họ thọ báo thích đáng phải như thế nào? Song đây dựa vào việc thọ nhận vật thí mà nói, đến như tín thí phát tâm cúng cũng phải cho bình đẳng.
Căn cứ theo Trí Độ Luận, xưa có thí chủ cúng dường trai phạn Tăng chỉ cúng chư vị trưởng lão mà không cúng chư Tăng trẻ. Lúc đó các vị La Hán vì lòng thương xót dùng lực thần thông, liền hiện toàn lão Tăng cho thí chủ cung kính cúng dường tất cả chư Tăng. Sau khi chú nguyện xong, sắp sửa thọ trai họ hiện nguyên hình là những tỳ kheo trẻ tuổi. Thọ trai xong theo căn cơ mà thuyết pháp khiến tâm của người thí chủ kia liền nghĩ tới pháp bình đẳng trong sự bố thí cúng dường.
Ngoài ra, tại Ấn Độ, có trưởng giả Thọ Đề thường thiết đại trai như ý cúng dường 7 ngày, vì muốn cúng dường tôn giả Tân Đầu Lư nên đem hoa tươi đặt dưới chỗ ngồi của vị Thánh Tăng này. Lại căn cứ việc cúng dường chỉ một bình hoa tươi như trên cũng đủ, nên lấy đó mà chiêm nghiệm. Nếu Thánh Tăng ứng cúng trải qua 7 ngày một tuần mà hoa vẫn còn tươi không héo. Đằng này không phải như vậy, sau 7 ngày cúng hoa đều héo tàn cũng như hoa đã khô rụng. Trưởng giả bất mãn vì nguyện không thành, lại càng lo lắng càng hối tiếc, lại xin cúng dường tiếp để cầu được như ý nguyện. Nhưng kết quả cũng không mãn nguyện, trong lòng lấy làm hổ thẹn, không còn cách nào có thể khả thi được nữa. Ông bèn phát đại thệ nguyện quyết cầu được Ngài giáng lâm, nếu như việc không thành, ông hẹn lấy cái chết làm chứng. Đến ngày thứ 7, ông kêu khóc cầu khẩn để mong được sự cảm ứng; lúc ấy có một hành giả khất thực tới nhà, chỉ tay gọi ông trưởng giả nói rằng: “Đây không phải tôn giả Tân Đầu Lư ư?” Trưởng giả vui mừng đảnh lễ, Tân Đầu Lư nói rằng:
Ngày đầu Ta muốn phó hội, nhưng người giữ cửa làm cho Ta vô cùng lạnh lẽo, thân không che y, sức không cự lại nổi, đập đầu xuống đá, thịt rơi thành vết thương. Ngày thứ nhì Ta lại phó hội người canh cửa thấy Ta áo quần rách rưới phơi da, lại ngăn không cho Ta vào. Nay vì thương cảm đến lòng thành của Ngươi coi Ta như thân hữu, Ta mượn được một cái áo che thân mới tới dự hội đây. Từ nay về sau, Ngươi muốn chọn chân Tăng cúng dường nên khởi tâm bình đẳng, không phân quí tiện, bố thí rộng rãi không ngăn ngại, phước không cùng tận vậy. Ngoài ra, Hàn Sơn có bài thơ rằng:
Chọn Phật cúng đốt hương
Lựa Tăng để cúng dường
La Hán xin trước cửa
Xua đi lầm Hòa Thượng.
Không hiểu người vô vi
Bản lai vô tướng trạng
Dâng sớ thỉnh danh tăng
Tiền cúng 3 lạng chẳn.
Pháp sư tốt Vân Quang
Đặt sừng ngay trên đảnh
Tâm Ngươi không bình đẳng
Thánh hiền nhanh xa lánh.
Phàm Thánh đều lẫn lộn
Khuyên ngươi đừng chấp tướng.
Ngoài ra, Kinh Địa Tạng chỉ bày trai tăng độ hương linh cũng phải tinh thành, càng thanh tịnh cúng dường Phật Tăng, ngõ hầu kẻ còn người mất đều được lợi ích.