Ý NGHĨA NGHI THỨC TUẦN CHIẾU

 

Tuần Chiếu tại Đại Giới Đàn Niệm Nghĩa 2022

Giới Đàn Phật Giáo được truyn vào Đông Phương trong ý niệm xây dựng Tăng đoàn để hong truyn Thánh đạo, đem ánh sáng chân lý đến gội nhuần những người con Phật ở vùng đất Phương Đông, Phật thì không Nam Bắc, nhưng người thì có Đông Tây, vì vậy tùy duyên độ chúng, trục loại tùy hình, ứng hiện sắc thân là tư tưởng chủ đạo của chư vị Truyền Giáo Đại Sư khi đem Phật Giáo đến Đông Độ.  

Giới đàn nơi truyền đăng tục diệm, chốn tuyển Phật đạo trường, là pháp hội quan trọng nhất trong hết thảy pháp hội của Phật Giáo, hầu hết tất cả các lễ nghi, nghi thức truyền thống quan trọng của Phật giáo đều được xử dụng trong Giới Đàn, và nghi thức “Tun chiếu” một nghi thức mang nặng dấu ấn nhân văn tình người của văn hóa Phật giáo được hành trì trong Tuyển Phật Trường, nghi thức này tạo thành nét đặc trưng tiêu biểu cho Nghi Quỹ Đại Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền.  

Nghi thức tuần chiếu trong Giới Đàn Phật Giáo Bắc Truyền có nguồn gốc từ thời Phật còn tại thế, Đức Thế Tôn theo thông lệ cứ mỗi năm ngày, Ngài đi tuần phòng của Tăng chúng. Trong Bách Trượng Thanh Quy phần Chứng nghĩa ghi: “Luật Tăng Kỳ ghi rằng; Thế Tôn lấy 5 việc, thường nên 5 ngày một lần đi tuần các Tăng phòng vì:

  1. Sợ đệ tử đắm việc đời.
  2. Sợ vướng mắc luận bàn thế tục.
  3. Sợ đắm mê ngủ nghỉ.
  4. Vì để xem xét chúng bnh.
  5. Làm cho các Tỳ kheo nhỏ tuổi quán oai nghi Phật, sanh lòng hoan hỷ”.


Phật Giáo đông truyền, truyền thống Đức Phật tuần liêu được truyền vào Đông độ, chư vị trụ trì các tự viện theo pháp Phật ngày xưa hành Pháp tuần liêu, trong Bách Trượng Thanh Quy có chép: “Cổ đại tòng lâm, thường khi đi tuần liêu do thầy trụ trì đảm trách, theo Thanh Quy cổ mỗi tháng ngày mồng 3 và 28 chùa tụng Kinh Nhân Vương. Trước tăng xá dán bảng tuần liêu, thông báo để chúng các liêu biết. Chuẩn bị hương đèn, trà nước, chúng nghe hiệu mộc bảng tập trung trước liêu, đợi thầy trụ trì đến cùng đi vào các liêu. Liêu trưởng đốt nhang đưa cho Thầy Trụ Trì niệm hương, xong toàn chúng đều xá xuống 3 lần. Tất cả cùng ngồi xuống hỏi thăm nhau về sức khỏe, việc học hành, ăn uống, tu tập, kiểm điểm việc thiếu đủ ra sao.... ".

Bắc Truyền Phật Giáo đến thời kỳ nhà Đường thì phát triển cực thnh, Thiền Tông phổ biến khắp thiên hạ, Thin Tăng danh tiếng vang lừng, Thiền sinh số đông vô kể, bấy giờ các Tổ sư Thiền khởi kiến tòng lâm để làm nơi quy tập Tăng chúng, đồng thời cũng là cơ sở để hoằng truyền, các tòng lâm tự viện của Thin Tông ra đời, do theo pháp môn tu tập và đủ rộng lớn để dung nạp số Thin Tăng tu học đôi khi lên đến con số mấy ngàn người, vì vậy hu hết các Tòng Lâm Thiền Viện đều được chư Tổ khai sơn trong những nơi rừng núi thanh tịnh, cách xa thị thành huyên náo.

Thiền lâm tự viện cơ sở quá rộng, điện đường tăng xá quá nhiu, một vấn đề mới trong tòng lâm ra đời đó là an ninh của tự viện và việc kiểm tra sách tấn Tăng chúng, nên cần đến việc phải tuần tra xung quanh tự viện, cũng như tuần kiểm liêu phòng của đại Tăng, từ pháp tuần liêu của Phật giáo phát triển thành pháp tuần sơn của Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền.  

Sách Hỗ Động Bách Khoa chương Liêu phòng chép: “Trong cơ chế Tự viện hoặc đạo quán, người phụ trách tuần tra quan sát các liêu phòng của Tăng chúng hay đạo sĩ được gọi là Liêu phòng sư, vị này trong thì chuyên trách về quán sát việc tu hành của chúng Tăng trong thường nhật có phạm giới luật hay không, ngoài thì phụ trách lo việc quan hệ với xóm ging xung quanh, bảo vệ sự an toàn cho chùa chin, đạo quán. Vì vậy “Liêu Phòng” phân ra làm hai, là “Tuần Chiếu” và “Củ Sát”, Tuần chiếu lo việc ngoại hộ, Củ sát lo việc nội viện. Đây là một trong Tòng Lâm Bát Đại Chấp Sự”.  

Thiền Đường quy củ được hình thành, chức sự trong thiền lâm ngày một cụ bị, chức vụ Tuần liêu hay Tuần chiếu được quy định một cách cụ thể, trong Thập Phương Tòng Lâm nói v trọng trách của Tuần chiếu sư như: “Vị sư Tun chiếu là người giữ chức vụ giám sát đô tư trong tòng lâm, thống lãnh chấp sự tuần tra hết thảy các điện đường, thay Phật làm việc, xiển dương tông ý Tổ sư, đề bạt những vị cao Tăng có đức, tu chân dưỡng tánh".  

Nghi thức Tuần chiếu được sử dụng trong Giới đàn cũng được quy định một cách rõ ràng, Trong Thập Phương Tòng Lâm Chế Độ chép: “Tuần chiếu là tập chúng đi tuần tra các liêu phòng trong tòng lâm. Trong tòng lâm thường ngày chỉ có đi tuần liêu do các vị trưởng phòng phụ trách, không tập chúng cùng đi, nếu như có Giới Đàn truyền giới thì mới có đi Tuần chiếu khi đi thì phải tập chúng để đi tuần...”. Giới đàn nơi tuyển người làm Phật cho nên nghi thức Tuần chiếu ngoài tính năng kiểm tra còn được các Tổ sư đưa lên một tng cao, đó là hàm ý Phật Pháp và ý nghĩa thậm thâm vi diệu của việc tu trì hành nghi Tun chiếu. Trong Tịnh Độ Cực Tín Lục Tự: “hai chữ Tun Chiếu: Tuần là quan sát những việc phóng túng, là (biếng nhác trong tu hành), Chiếu là (soi rọi việc lớn sanh tử...). Người tu hành ngày nay, ban ngày thì tạp niệm dãy đy, đêm đến thì hôn trm mộng mị, đối với việc sanh tử thì không có chút thăng tiến, cho nên phải đi Tuần chiếu để cảnh tỉnh”.

Vì sao có nghi thức Tuần Chiếu trong Giới đàn, vì Giới đàn là bước sơ cơ hướng người phát tâm tu hành đi đến giác ngộ cho nên cần phải tinh tấn tu trì hạ thủ công phu, ấy nên trong Tịnh Độ Cực Tín Lục Tự các Tổ giải thích rằng: “Ngày xưa cổ nhân tu hành ngủ nghỉ ngoài đồng vắng, ven rừng, lấy cây làm gối, cho đến thân còn không nằm trên giường chiếu, vì vậy chế ra nghi thức tuần chiếu trước là để cảnh tỉnh người tu hành ngày nay, sau là học cách tu hành của ngày xưa vậy".  

Tuần chiếu ban đầu được gọi là Dạ Tuần, là đi tuần vào ban đêm, ngày xưa các Thiền lâm ở trong núi cho nên đêm đến thường phải đốt đuốc đi tuần, nên sau đó thường gọi Dạ tuần là Tuần chiếu. Trong Khách Đường Tự Viện Thường Nhật Công Tác chép: “mỗi tối đi tun trong chùa gọi là “Dạ tun” còn gọi là “Tuần chiếu”. Tuần chiếu sư là người lo việc đánh bảng báo giờ khắc, tuần tra trong chùa. Mỗi khi đi Tuần chiếu đến các liêu phòng Tuần chiếu sư luôn phải đọc kệ cảnh tỉnh và sách tấn đại chúng như: “Cẩn bạch đại chúng, sanh tử sự đại, vô thường tấn tốc, các tuyên tỉnh giác, thận vật phóng dật”, đây là kệ hô bảng khi đi Tuần chiếu”.  

Theo cổ lệ khi đến sơ canh, đánh kiểng ngồi thiền chỉ tnh, Tuần chiếu sư bắt đu đi tuần chiếu, khi đi Tuần chiếu phải y áo trang nghiêm, phải cầm lịnh bài hoặc thiền bảng, vị lãnh chúng tuần chiếu khi đến trước các cửa Đường Liêu trong tự, trước hô kệ thin, sau phải vấn tấn bạch hỏi: “A Di Đà Phật bạch đường chủ, liêu chủ chư vị từ bi”, vị đường chủ đáp: “A Di Đà Phật từ bi, thỉnh vào”. Tuần chiếu sư cm thin bảng vào trong liêu đường tuần tra, tất cả chúng Tăng trong các điện đường đều ngồi ngay ngắn, tuần tra xong, Tuần chiếu sư đến trước vị đường chủ xá rồi lui ra niệm Phật dẫn chúng tiếp tục đi đến tuần tra các liêu đường khác trong tự viện.

Trong Tịnh Độ Cực Tính Lục Tự lại chép: “Khi người Tun chiếu đến tun nơi liêu phòng vấn tấn bằng câu niệm Phật, người ngồi bên trong phải niệm Phật để trả lời, nếu như câu niệm Phật để hồi đáp mà cũng không niệm nổi nữa, thì đúng là hôn trm si mê quá đổi...".

Theo Giới đàn xưa, bởi vì Thập sư Hòa thượng, tứ vị Dẫn thỉnh, các vị Dẫn lễ sư, Quản chúng sư đều từ phương xa thỉnh về, cho nên những vị được thỉnh ra dẫn chúng Tuần chiếu phải là bậc đầy đủ cụ túc trí đức, như trong Sách Tam Thừa Tập Yếu chép: “Người dẫn chúng đi Tuần chiếu phải là người học rộng đa văn, tính tình cương trực, thông hiểu hết thảy nghi thức trong thiền đường, có thể hành hết thảy các nghi và cũng có thể biết cách dừng lại các nghi khi cần thiết..... Những vị đứng ra lãnh trách nhiệm Tuần chiếu kiểm chúng cũng phải có những trách nhiệm như trong Thập Phương Tòng Lâm nói về trọng trách của Tuần chiếu sư như: “Vị sư Tuần chiếu là người Tuần sát kiểm tra những người tu dối, phạm qui, theo luật thi hành. Nếu như trong khi tun có gặp việc phạm thanh qui, mà không theo luật xử phạt, để đại chúng phát hiện, thì bị xử phạt sám hối ở trước trai đường”.

Giới đàn ngày xưa khi đi Tuần chiếu phải đúng năm canh, cứ đến mỗi canh đi tuần một lần, trong Tịnh Độ Cực Tính Lục Tự lại chép về ý nghĩa của ngũ canh Tuần chiếu: “Ngũ canh Tuần chiếu.

  • Sơ canh Tuần chiếu kệ, báo cho người học Phật, một ngày đã hết, buông bỏ thế sự, ngồi ngay ngắn thẳng lưng tọa thin, niệm Phật, mở khai trí tuệ Bát nhã.  
  • Nhị canh Tuần chiếu kệ, báo cho người học Phật, mau chóng vượt qua, thoát khỏi sự hôn trm, mau tỉnh giấc để nghe lời thuyết Đạo, trong mộng lớn của nhân sanh, niệm Phật để điều phục tạp niệm.
  • Tam canh Tuần chiếu kệ, báo cho người học Phật, sanh tử vô thường khổ, làm Tăng phải nên sớm tỉnh ngộ, không nên làm việc gì, không phù hợp với cương vị của mình, đừng bận rộn trong việc gia đình thế tục, niệm Phật để khỏi phải lo sợ khi Diêm vương đến tìm.
  • Tứ canh Tuần chiếu kệ, báo cho người tu hành, nói và niệm Phật phải đều biết, sanh ra là khó nhất, còn chết thì rất dễ, bao nhiêu người thông minh tài giỏi, cuộc đời trải qua trong không vị, niệm Phật để liễu triệt ý thú vô thường mà tinh tấn.
  • Ngũ canh Tuần chiếu kệ, báo cho người tu hành, việc lớn làm thế nào cho tốt, nếu như niệm Phật không nhất tâm, khi đã già rồi thì làm sao cho kịp, Di Đà vốn ở trước mặt, nhưng người nhận được thì không nhiều, kẻ không thấy thì vô số, niệm Phật để thành Phật nên phải nhất tâm niệm.

Ngày nay đa phần Giới đàn thường chỉ đi Tuần chiếu vào sơ canh và ngũ canh, sơ canh chỉ tịnh tọa thiền Tuần chiếu, ngũ canh thức chúng tọa thiền Tuần chiếu. Trong Tăng Nhứt Thiên có miêu tả cảnh ngũ canh thức chúng tọa thin Tuần chiếu trong một Giới đàn chép: “Bốn giờ khuya, vị Tăng tuần chiếu khởi đánh hồi thứ, Đông chiếu bảng thức chúng, sau vừa đi vừa đánh bảng, một vòng quanh chùa, sau đó đến trước đại hùng bảo điện thì dừng lại, đến bên trái trước sau đại điện mỗi hướng đánh một hồi bảng, bên phải cũng đánh như vậy, sau đó dứt bảng, chuông ở Thiền đường tiếp theo, đổ ba hồi báo thức, tiếp theo là đại hng chung, đại cổ, câu chung bảng chúng đi công phu.....

Tuần chiếu trong Giới đàn là pháp kiểm Tăng, sách tấn các vị sơ cơ học đạo đúng như câu đối của Giới Đàn ngày xưa về ý nghĩa của nghi Tuần chiếu như: “Tuần quán mãnh tỉnh tam canh hưu yết thoại đầu; Chiếu giám hôn mê thất chúng mạc vi chánh niệm'. (tạm dịch: đi tuần quán xét trong đêm khuya, dõng mãnh tỉnh tâm luôn nhớ quán chiếu thọai đầu. chiếu giám trông coi bảy chúng đừng để bị hôn mê, nên luôn giữ chánh niệm”.

Thích Tâm Mãn

Các tin khác